Bài viết này sẽ chia sẻ những yếu tố cần quan tâm khi thiết kế, xây dựng mẫu nhà vệ sinh đẹp.
Một vài chia sẻ về thiết kế, xây dụng mẫu nhà vệ sinh đẹp trên mạng xã hội:
Anh Phúc Nguyễn chia sẻ: “Đối với những ngôi nhà cao tầng như các mẫu biệt thự 3 tầng hiện đại thì nên bố trí, sắp xếp các nhà vệ sinh của các tầng nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc lắp đặt cấp thoát nước dễ dàng và thuận tiện hơn. Nếu 1 tầng bạn muốn bố trí 2 phòng vệ sinh thì thì nên thiết kế chúng đặt quay lưng vào với nhau thì việc lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.”
Anh Nam Văn chia sẻ: “ Độ dốc của nhà vệ sinh phải được thiết kế phù hợp và chính xác để chống trơn trượt, bảo đảm được độ dốc nước. Vật liệu lát nền cân sử dụng loại vật liệu ít trơn trượt , dễ dàng làm vệ sinh, lau chùi để căn phòng luôn được sạch sẽ và thông thoáng. Nếu gia đình bạn có con nhỏ hoặc người già thì việc sử dụng tấm thảm cao su để chống trơn trượt quả là một gợi ý tuyệt vời cho những người thân trong gia đình bạn.”
Những yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế, xây dựng mẫu nhà vệ sinh đẹp
Điểm đầu đầu tiên và rất quan trọng là khu vực vệ sinh cần thông thoáng, đủ ánh sáng, tránh ẩm ướt… vì nếu không khu vực vệ sinh sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Chính vì điều đó khu vực vệ sinh phải được chọn nơi đón được nhiều ánh sáng, dễ lưu thông không khí. Đồng thời để tạo cảm giác sạch sẽ, khô ráo trong khu vực nhà vệ sinh bạn cần chú ý thiết kế độ dốc nền hợp lý, đảm bảo việc thoát nước cũng như thuận tiện cho việc đi lại.
Điểm thứ 2, trong xây dựng nhà cửa hiện nay việc tận dụng hết không gian thừa là điều cần được tính toán kỹ lưỡng trong vấn đề thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất. Bạn nên đề cao tính tiện ích và vệ sinh trong thiết kế. Không nhất thiết phải làm phòng vệ sinh rộng lớn mà chỉ cần một diện tích vừa đủ cho quá trình sử dụng của gia đình và thuận tiện cho quá trình vệ sinh nhà cửa phòng ốc. Có thể tận dụng một số không gian ở dưới gầm cầu thang hay một số khu vực góc nhà méo mó để xây dựng nhà vệ sinh vừa tiết kiệm được diện tích và dễ dàng lau chùi quét dọn.
Điểm thứ 3, Trong phong thủy nhà ở việc xây dựng nhà vệ sinh nên chú ý đến một số vấn đề như: cửa nhà vệ sinh không được đối diện với các phòng khác như phòng bếp, phòng khách hay phòng ăn cũng như đối diện với cửa chính hay giường. Nếu vì một vấn đề nào đó về kiến trúc và diện tích đất của căn hộ mà phải thiết kế cửa phòng vệ sinh đối diện ra các phòng trên thì bạn nên sử dụng vách ngăn (có thể sử dụng vách ngăn di động, hệ thống rèm, vách ngăn kính…) để xử lý vấn đề này.
Điểm thứ 4, nhà vệ sinh nên được bố trí gần phòng ngủ. Nếu không gian nhà bạn có đủ diện tích đủ rộng nên thiết kế phòng vệ sinh vào bên trong mỗi phòng ngủ, nếu phòng ngủ có diện tích nhỏ thì xây dựng phòng vệ sinh ở bên cạnh. Tránh xây phòng vệ sinh quá xa vì thông thường nhu cầu đi vệ sinh hàng ngày của mỗi thành viên là rất lớn. Thông thường thì khu vực vệ sinh bao gồm: phòng tắm, khu vực rửa mặt và khu vực đặt bồn cầu. Nếu có đủ diện tích hãy xây dựng các khu vực này độc lập nhau. Còn để tiết kiệm diện tích có thể làm nhà vệ sinh chung bằng cách dùng vách ngăn hoặc kính mờ để phân chia các khu vực này.
Nguyên tắc thiết kế nội thất nhà vệ sinh là bố trí bàn rửa mặt, soi gương đối diện cửa vào phòng, khu vực tắm có vách ngăn và sàn thường thấp hơn khu vực bàn rửa mặt để nước không bị tràn lên khu vực này. Hệ thống thoát nước của khu tắm nên được bố trí làm sao thuận tiện cho quá trình vệ sinh (sửa chữa hoặc thay thế). Bồn cầu nên đặt ở một góc kín đáo, không nên đặt bồn cầu vào vị trí tâm điểm của nhà vệ sinh hay đối diện cửa ra vào vì nó gây rất nhiều bất lợi cho quá trình sử dụng.
Các vật dụng cá nhân phục vụ cho việc tắm rửa và trang điểm như: xà bông, sữa tắm, dầu gội, bàn chải, nước hoa, mỹ phẩm đều phải đặt trên kệ để thuận tiện cho quá trình sử dụng. Nên tận dụng các góc hợp lý để cất trữ những đồ lặt vặt, vừa tiện ích vừa gọn gàng.